Mô tả công việc của một giám đốc kỹ thuật

Thời đại công nghệ kỹ thuật số đòi hỏi mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng những ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong cả việc vận hành và quản lý, đặc biệt là những doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật cao. Sự chuẩn xác và tầm quan trọng về độ chính xác trong kỹ thuật đòi hỏi doanh nghiệp phải có một phòng ban giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất riêng và người đứng đầu chính là giám đốc kỹ thuật. Bài viết này, HRchannels sẽ tập trung mô tả công việc của một giám đốc kỹ thuật phải đáp ứng tại đa dạng ngành nghề.

I. Đôi nét về chức danh giám đốc kỹ thuật

Giám đốc kỹ thuật là quản lý cao nhất của phòng kỹ thuật, chú trọng việc giám sát, đảm bảo vận hành của hệ thống máy móc, thiết bị. Vị trí này được xếp vào hàng quản lý cấp cao trong toàn bộ doanh nghiệp. Người đảm nhận vai trò giám đốc kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch cải tiến kỹ thuật, triển khai thực hiện, giám sát mọi khía cạnh liên quan đến kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống, phân công trách nhiệm cụ thế đến từng bộ phận chuyên môn.

Bên cạnh đó, giám đốc kỹ thuật là trung gian kết nối giữa các phòng ban liên quan đến kỹ thuật trong công ty, làm sao để mọi phòng ban phối hợp với nhau nhịp nhàng, đồng bộ, mang lại hiệu quả sản xuất cao.

II. Những kỹ năng cần thiết mà giám đốc kỹ thuật phải trang bị

  • Thông thạo phần mềm lập trình phù hợp lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

  • Có khả năng kết nối toàn bộ hệ thống kỹ thuật phức tạp

  • Sáng tạo, linh hoạt xử lý vấn đề

  • Khả năng giao tiếp tốt, biết cách truyền đạt và tiếp nhận thông tin chuẩn xác

  • Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc hiệu quả

  • Khả năng tự nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện những hạn chế trong hệ thống

  • Trình độ ngoại ngữ chuyên ngành tốt


III. Mô tả công việc của một Giám đốc kỹ thuật

Giám đốc kỹ thuật luôn phải chú trọng tính hiệu quả hoạt động của hệ thống máy móc, thiết bị mang lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, công việc của giám đốc kỹ thuật càng nặng nề cả về chất lượng và số lượng.

Dưới đây là những công việc mà một giám đốc kỹ thuật sẽ phải đảm nhận

1. Lên kế hoạch quản lý, kiểm tra hệ thống máy móc

Mỗi loại hình sản xuất sẽ sở hữu những hệ thống máy móc đặc trưng riêng, có những dây chuyền nối tiếp nhau, thành phẩm của máy này làm ra chính là nguyên liệu cho máy tiếp theo. Vì vậy, sự trục trặc có thể dẫn đến hiệu ứng domino rất nguy hiểm.

  • Quản lý, điều hành hoạt động phòng giám định máy móc, thiết bị, và dây chuyền công nghệ.

  • Chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định kế hoạch bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ

  • Phân công xuống các bộ phận chuyên trách và nắm rõ danh sách nhân viên kỹ thuật phụ trách

2. Đề xuất cải tiến kỹ thuật

Giám đốc kỹ thuật phải luôn chú trọng sự ổn định trong vận hành, vì vậy, họ phải là người dự báo, cảnh báo và đề xuất cải tiến cần thiết trong hệ thống máy móc

  • Nghiên cứu quy trình, phương pháp kết nối, vận hành của hệ thống, đề xuất cải tiến với ban tổng giám đốc.

  • Đề xuất thanh lý, mua mới trang thiết bị, máy móc khi thật sự cần thiết

  • Xây dựng phương pháp giám định tiêu hao năng lượng trong hệ thống máy đã qua sử dụng, đảm bảo đúng quy định nhà nước cho phép.

  • Phát hiện những lỗ hổng kỹ thuật và đề xuất phương án khắc phục, cũng như phương án dự phòng.


3. Chịu trách nhiệm về hoạt động giám định

Giám định máy móc là yêu cầu không phải chỉ riêng doanh nghiệp mà còn là quy định của Nhà nước mỗi quốc gia

  • Kết luận giám định máy móc qua sử dụng phải chuẩn xác để đáp ứng khi thanh tra nhà nước yêu cầu.

  • Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm việc lên kế hoạch tiến độ, lựa chọn đơn vị giám định và chi tiêu ngân sách giám định.

4. Thiết lập hệ thống chuẩn mực cho phòng kỹ thuật

Định hướng phát triển doanh nghiệp lâu dài cần sự chuẩn mực về các vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất

  • Xây dựng tiêu chuẩn chung lâu dài trong công tác quản lý kỹ thuật cho từng loại máy móc, thiết bị

  • Đảm bảo hồ sơ kỹ thuật liên quan đến thông số, bản vẽ kỹ thuật chi tiết được lưu trữ đầy đủ, an toàn và bảo mật.

  • Duy trì tiêu chuẩn hệ thống ISO đạt chuẩn cao nhất.

  • Xây dựng hệ thống KPI dành cho nhân viên phòng kỹ thuật

  • Xây dựng tiêu chuẩn năng lực, MTCV, giao việc và giám sát nhân viên thực hiện công việc hiệu quả.

5. Báo cáo, tham mưu về kỹ thuật máy móc, thiết bị

Với vai trò là người quản lý cao cấp trong phòng kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật sẽ là người trực tiếp thông báo mọi vấn đề liên quan đến chuyên môn cho cấp trên

  • Báo cáo định kỳ hoạt động giám định máy móc, điều phối ngân sách, bố trí nhân sự… với tổng giám đốc kỹ thuật hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp.

  • Bên cạnh việc đề xuất cải tiến máy móc, giám đốc kỹ thuật còn có trách nhiệm là người tham mưu chuyên sâu về kỹ thuật cho ban tổng giám đốc

  • Tham mưu xây dựng KPI cho các phòng ban trực tiếp tác nghiệp trên máy móc thiết bị


6. Đào tạo, tuyển dụng nhân lực kỹ thuật

Xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật vững mạnh cho hiện tại và tương lai 

  • Đề xuất kế hoạch tuyển dụng, phê duyệt tuyển dụng nhân sự phòng kỹ thuật

  • Lên kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề đội ngũ kỹ thuật thông qua các khóa học chuyên sâu bằng ngân sách doanh nghiệp hoặc tự doanh nghiệp đào tạo.

  • Chịu trách nhiệm hiệu quả đào tạo và năng lực cống hiến của nhân viên sau khóa đào tạo.

  • Định kỳ đánh giá tay nghề nhân viên kỹ thuật theo yêu cầu thực tế.

  • Đề bạt thăng chức cho nhân sự ưu tú trong phòng ban.

Nguồn ảnh: internet

Tin liên quan