Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, đóng vai trò trụ cột trong việc tối ưu hóa lợi nhuận, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để xây dựng thành công thương hiệu mạnh đòi hỏi doanh nghiệp phải có một Giám đốc thương hiệu giỏi. Vậy giám đốc thương hiệu là gì? Họ thường làm những công việc nào? Tất cả những điều trên được Airtech Thế Long tổng hợp lại trong bài viết dưới đây.
Giám đốc thương hiệu là gì?
Giám đốc thương hiệu là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ sử dụng các công cụ để nghiên cứu khách hàng và xu hướng phát triển để tạo ra các chiến dịch giúp nâng cao nhận thức thương hiệu. Đồng thời đảm bảo việc xây dựng thương hiệu theo định hướng nhất quán, xuyên suốt qua các hoạt động quảng cáo và các chiến dịch truyền thông.
Mô tả công việc của Giám đốc thương hiệu
Mục tiêu công việc của Giám đốc thương hiệu là đảm bảo thương hiệu của doanh nghiệp được công chúng dễ dàng nhận ra được, đáp ứng được thị hiếu và tạo được hứng thú cho khách hàng. Để làm được như vậy họ thường làm những công việc sau:
1. Lập kế hoạch xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra nhận thức và quảng bá các dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các chiến dịch quảng cáo trực tiếp hoặc tài trợ. Chiến lược xây dựng thương hiệu đưa người tiêu dùng đến gần hơn với thương hiệu và cung cấp cho họ những giá trị cần thiết để họ có thể biết, cảm nhận và trải nghiệm thương hiệu.
Tùy theo tình hình thực tế mà Giám đốc thương hiệu sẽ đưa ra kế hoạch xây dựng thương hiệu khác nhau. Nếu là sản phẩm mới thì kế hoạch xây dựng thương hiệu sẽ bắt đầu từ việc xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu – đây là bước vô cùng quan trọng, nếu làm sai sẽ khó điều chỉnh sau này; kế đó là định vị thương hiệu; xây dựng chiến lược thương hiệu, xây dựng chiến dịch truyền thông; cuối cùng là đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông.
Đối với các sản phẩm hiện có thì mục tiêu của kế hoạch xây dựng thương hiệu là nâng cao nhận thức, lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu; nâng cao độ phổ biến của thương hiệu; nâng cao doanh thu.
2. Triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu
Sau khi kế hoạch được ban lãnh đạo chấp thuận, Giám đốc thương hiệu sẽ phối hợp với các bộ phận khác có liên quan để triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu.
Họ phối hợp với bộ phận bán hàng để xác định nhu cầu thương hiệu và lên kế hoạch tiếp thị.
Hợp tác với bộ phận nghiên cứu khách hàng, nhằm xác định chiến lược phù hợp thị hiếu khách hàng, giúp nhấn mạnh sự khác biệt của thương hiệu và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Làm việc với bộ phận tiếp thị, bộ phận công nghệ thông tin trong việc phát triển, triển khai và nâng cao chiến lược trên trang web, phương tiện truyền thông xã hội và kỹ thuật số, chiến dịch email, SEO / SEM, v.v…
Kết hợp với bộ phận truyền thông trong việc thực hiện chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức thương hiệu.
Đồng thời họ cũng kết hợp với bộ phận nhân sự để phát triển những kỹ năng cần thiết phục vụ cho phát triển thương hiệu.
3. Quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu là quá trình làm gia tăng độ tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp. Quá trình quản trị thương hiệu cần diễn ra liên tục bởi vì xã hội không ngừng phát triển, các sản phẩm mới ra đời liên tục, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng. Thực hiện việc quản trị thương hiệu tốt sẽ giúp duy trì sự ổn định của thương hiệu trong môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi.
Để việc quản trị thương hiệu mang lại lợi ích tốt nhất, Giám đốc thương hiệu cần đảm bảo một số yêu cầu trong quá trình quản lý: đảm bảo tên thương hiệu được truyền đạt đúng cách; xây dựng mối quan hệ với các đối tác cung cấp dịch vụ đánh giá thương hiệu; tạo tài khoản chính chủ cho thương hiệu trên mạng xã hội; tạo sự tin tưởng cho khách hàng qua các phương tiện truyền thông khác và giúp khách hàng nhận ra được điểm đặc biệt trong các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
4. Đánh giá và báo cáo hiệu quả kế hoạch xây dựng thương hiệu
Đây là công việc quan trọng và rất cần thiết của Giám đốc thương hiệu. Sau mỗi kế hoạch cần thu thập, phân tích tổng hợp các số liệu liên quan đến kết quả thực hiện, để lập ra báo cáo và đánh giá mức độ thành công của kế hoạch. Dựa trên báo cáo đó Giám đốc thương hiệu có thể xác định được những điểm cần điều chỉnh trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Nếu muốn doanh nghiệp phát triển liên tục, thì cần phải coi thương hiệu là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Thương hiệu rất quan trọng với doanh nghiệp vì nó thể hiện bản sắc riêng của doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt sẽ mang lại cho doanh nghiệp không chỉ là một cái tên, mà còn là sức ảnh hưởng và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về doanh nghiệp. Bản thân người làm Giám đốc thương hiệu lại càng phải nhận thức rõ điều này.
Hi vọng qua những chia sẻ trên đây của HRchannels bạn sẽ hiểu rõ hơn về công việc của Giám đốc thương hiệu trong doanh nghiệp. Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!
Nguồn ảnh: internet